
Đi lễ phật tại các chùa chiền phật giáo, chúng ta thường thấy tượng hộ pháp bằng đá được nhà chùa đặt ở trước cửa. Thường sẽ có 2 vị, một số chùa là bốn vị hộ pháp được đặt theo 4 phương vị khác nhau. Vậy những vị hộ pháp này là ai, việc đặt tượng các vị tại cửa chùa có ý nghĩa gì trong văn hóa phật giáo.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số điều liên quan đến các vị hộ pháp theo những gì trong kinh phật đã lưu lại. Các chùa chiền phật giáo tại Việt Nam thường đặt phổ biến 2 hệ tượng hộ pháp. Đó là :
Mục lục
Tượng hộ pháp vi đà bằng đá – tượng tiêu diện đại sĩ bằng đá
Trong các chùa chiền tại Việt Nam, ta thấy tượng 2 vị hộ pháp được tạo hình rất đẹp, oai nghiêm. Tượng hộ pháp vi đà với thân mang áo giáp, chắp tay, cầm bảo kiếm. Còn tượng tiêu diện đại sĩ dáng điệu oai nghiêm, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu. Hai mắt ngài lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực.Tiêu diện đại sĩ xuất hiện với gương mặt hung dữ để xua đuổi ma quỷ.
Nhiều kinh phật còn nói rằng ngài là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ma quỷ khi gặp ngài thì hoảng sợ mà chạy ra hướng có ánh sáng, sẽ được Phật cứu độ và cảm hóa. Người dân thường đến chùa chiêm bái các vị để cầu mong cho vong nhân của gia đình được trở về thọ thực cùng gia đình.
Tượng tứ đại hộ pháp bằng đá ( tượng tứ đại thiên vương bằng đá )
Một số các chùa chiền ở nước ta đặt tượng 4 vị hộ pháp để trấn giữ cho chùa. Bốn vị hộ pháp gồm Đông Phương Trì Quốc, Tây Phương Quảng Mục, Nam Phương Tăng Trưởng và Bắc Phương Đa Văn. Tạo hình của các vị đều rất oai nghiêm, hùng dũng.
Đông phương Trì Quốc với nét mặt oai vệ, tay cầm đàn tỳ bà. Nam phương Tăng Trưởng nét mặt nghiêm nghị, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật pháp không cho tà ác xâm phạm.Tây phương Quảng Mục dùng thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh. Ngài mặc giáp trụ, tay quấn con rắn. Bắc phương Đa Văn tay cầm bảo tháp, biểu thị phước đức đa văn, thu phục chúng ma. Các ngài là những vị thần bảo vệ cho sự oai nghiêm, thanh tịnh của cõi phật. Các vị hộ pháp cũng hộ trì chúng sanh tu, trừng phạt những kẻ tà ác xâm hại Phật pháp.
Ý nghĩa của việc thỉnh và đặt tượng hộ pháp bằng đá tại các chùa chiền phật giáo
Các vị hộ pháp xuất hiện trong văn hóa phật giáo ở Việt Nam được chia làm hai loại là thiện và ác. Vừa khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, trừng trị cái ác, cảm hóa chúng sanh. Các vị không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật. Tượng các vị thần hộ pháp thường được tạc lớn với các tư thế nghiêm trang thể hiện sức mạnh. Các ngài thường cưỡi mây, đạp lên quỷ dữ, bảo vệ chúng sanh bình an.
Cơ sở điêu khắc tượng hộ pháp bằng đá tự nhiên đẹp tại đà nẵng
Hiện nay, rất nhiều quý nhà chùa có ý muốn tạc và thỉnh tượng các vị hộ pháp về đặt trấn giữ cho ngôi chùa của mình. Tuy nhiên để lựa chọn cho mình được những tôn tượng hộ pháp bằng đá đẹp là không đơn giản. Bởi để tạo ra được một bức tượng đẹp, thể hiện được dáng thần đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Kinh nghiệm, khả năng nghệ thuật của người thợ phải rất tốt để có thể trau chuốt từng chi tiết, đưa được thần thái vào bức tượng.
Cơ sở điêu khắc đá đà nẵng là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động điêu khắc tượng phật bằng đá tại làng đá mỹ nghệ non nước. Chúng tôi đã thực hiện điêu khắc rất nhiều bộ tượng hộ pháp từ đá tự nhiên cho quý nhà chùa ở nhiều nơi. Tất cả đều đảm bảo được chất lượng tượng tốt nhất, thể hiện được sự oai vệ, dũng mãnh của các vị. Các tôn tượng phật đều nhận được sự đánh giá rất tốt từ quý phật tử và nhà chùa.
Tất cả các tượng phật của cơ sở khi đến với khách hàng đều được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nguyên liệu đá được lựa chọn kĩ lượng. Đường nét tượng được thực hiện cẩn thận, trau chuốt. Ngoài ra, giá cả của tượng phật cũng rẻ, rất tốt, phù hợp với khả năng tài chính của quý nhà chùa.
Quý khách hàng, nhà chùa có ý muốn thỉnh bộ tượng hộ pháp bằng đá non nước, xin vui lòng liên hệ
Cơ sở điêu khắc đá đà nẵng
Số điện thoại : 0916000344
Email : cosodieukhacdadanang@gmail.com
Website : http://dieukhacdadanang.net/danh-muc/tuong-ho-phap-bang-da/